31 tháng 7, 2008

Giúp trẻ ngon miệng với hoa quả


Rau quả là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin, chất khoáng và chất xơ, chất chống ôxy hóa như vitamin C, E, E và avonoid giúp ngăn ngừa những căn bệnh thường gặp ở trẻ. Để kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ khi ăn rau củ, bạn có thể thực hiện những giải pháp sau:

Tạo thói quen
Khi được 4 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn các loại rau quả đã nấu chín như quả sấy khô, mứt không vỏ, không hạt... Từ 6 đến 8 tháng tuổi, không cần thiết phải nấu chín trái cây mà nên chọn loại trái chín để xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ. Bạn cần tạo cho trẻ thói quen ăn rau củ mỗi ngày khi đến trường và khi về nhà.

Trước khi đưa trẻ đến trường, bạn lấy cho mình một miếng và đưa trẻ một miếng, tương tự như vậy khi trở về nhà. Bạn cần làm gương cho trẻ bằng việc ăn nhiều thức ăn lành mạnh. Phần thưởng cho trẻ chịu ăn hoặc hình phạt cho trẻ vì không chịu ăn thường dẫn đến những hậu quả xấu về sau. Hãy kiên nhẫn luyện tập cho trẻ thay vì nghĩ đến việc thưởng phạt.

Tạo niềm vui từ rau quả
Bạn nên tạo sự hứng thú của trẻ đối với những thực phẩm bổ dưỡng ngay tại những nơi dễ mua như chợ hoặc cửa hàng, siêu thị. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn hãy giúp trẻ phân biệt được màu sắc, hình dáng các loại rau quả. Nếu đến tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, giúp trẻ tìm các loại rau quả bắt đầu bằng một ký tự bất kỳ nào trong bảng chữ cái. Còn đối với trẻ đã bắt đầu vào tiểu học thì hãy giúp trẻ tập so sánh kích thước các loại với nhau. Bạn cũng nên tạo niềm vui cho trẻ qua những món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất, chẳng hạn như bông cải là một loại cây tí hon, đậu Hà Lan trông giống viên sỏi hoặc lát cam tựa miệng chú hề đang cười…

Không thúc ép
Bạn đừng quá lo lắng khi thấy trẻ không chịu ăn loại rau củ nào đó. Khi trẻ từ chối, hãy cất dĩa vào tủ và thử cho trẻ ăn loại nào đó vào tuần sau bằng cách khác. Những loại rau quả có kích thước nhỏ, nhiều màu sắc luôn tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Bạn nên khéo léo sắp xếp rau quả lên trên, bên trong hoặc xung quanh món mà trẻ yêu thích.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những trẻ trước tuổi đến trường có thể bỏ ngay phần ăn nếu bạn tìm cách “ngụy trang” như trên. Với những trẻ quá kén ăn, bạn có thể trình bày thức ăn có hình dáng vui nhộn hơn. Đừng bắt buộc trẻ ăn quá nhiều vì tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ ăn uống bất thường. Khi ấy lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể cũng sẽ không được ổn định và không lâu sau, trẻ sẽ đòi ăn ngay cả khi lựa thức ăn, cũng như việc chuẩn bị bữa ăn vào những lúc có thể được.

Những ngày cuối tuần, nên khuyến khích trẻ vào bếp cùng bạn. Đưa cho trẻ cọng rau và hướng dẫn trẻ cách nhặt giống như bạn hoặc gọt vỏ một củ khoai bằng dao nhựa… Cho trẻ nếm thử thức ăn và biết tiếp nhận ý kiến của trẻ. Tất cả trẻ con đều thích những công việc này và chúng sẽ thưởng thức thành quả lao động của mình một cách hoan hỉ hơn.

Mẹo vặt khi chế biến
Không nên ngâm rau cải lâu trong nước hoặc chế biến trong nồi đồng vì sẽ làm hao hụt lượng vitamin C quí giá. Để giữ vitamin có trong rau củ, hãy để nguyên phần vỏ khi chế biến mà chỉ nên bóc vỏ trước khi dùng.
Theo Món Ngon Việt Nam

30 tháng 7, 2008

Những ngộ nhận về ăn chay

Ngộ nhận thứ nhất : Ăn chay khó, nhiều người Phật tử muốn ăn chay, mỗi tháng 2 hay 4 ngày, nhưng đến ngày ăn chay thấy khó ăn quá, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn. Có nhiều nguyên nhân, một là ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói, hai là người ta nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa ( thường chưa biết nấu món ăn chay ), do đó người ăn không ngon miệng, cả hai nguyên nhân tạo cho sự ăn chay khó. Ðề nghị người biết nấu món ăn chay đừng giấu nghề hãy hướng dẫn, phổ biến cách nấu các món ăn ngon, nhờ đó người ta ăn được mình cũng có phước, quý vị nội trợ nên học hỏi cách nấu vài món chay cho ngon miệng, mỗi ngày ăn chay nên nấu vài món khác nhau, người ăn chay sẽ dễ ăn hơn. Ngày nay, người Mỹ ăn chay cũng nhiều, các chợ ở Mỹ như : Wal-Mart, Kroger, Value Market đều có bán thức ăn chay làm từ đậu nành, bắp, súp chay ( Vegeterian ), hambeger chay, pizza chay..., ngoài rau, cải chợ Mỹ cũng bán giá, đậu hủ tươi, đậu hủ chiên, ở các chợ hay xe thực phẩm Việt Nam có bán những hộp kho chay, mì căn kho chay, mì gói chay, phở chay... rất dễ cho người ăn chay.

Ngộ nhận thứ hai : Ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng, ngộ nhận nầy phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra, nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó, chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối xả, ăn cơm với muối mè, ăn cơm với muối tiêu, ăn cơm với muối đậu ( đậu phộng ), ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng, đôi khi có thêm canh rau dền, rau muống, bò ngót, bắp cải luộc. Ăn chay rất đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sanh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khoẻ. Người ăn chay trường cần phải có quan niệm ăn chay là để tránh nghiệp sát sanh, vậy phải ăn cho đủ chất bổ dưỡng, thân thể có khỏe mạnh chúng ta mới dùng nó để làm phương tiện tu học, chúng ta không chìu cho thân thể nầy ăn sung, mặc sướng, ngủ kỷ nhưng không thể không nuôi dưỡng nó. Nếu chúng ta chịu khó nấu ăn với những món giàu chất dinh dưỡng như đậu hủ tươi hay chiên, tàu hủ ky, giá, các thứ đậu, rau muống, nấm rơm tươi, khô hay nắm đông cô, rau cải.

Ngộ nhận thứ ba : Ăn chay trường khó, thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn, nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra.


Những điều nên tránh : Người ăn chay trường nên tránh những điều sau đây:

1.- Không nên kiêu mạn : Vì tránh nghiệp xấu, vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, đó cũng là cái duyên lành, không nên cho là ta hay ta giỏi ta tinh tấn hơn mọi người, coi rẻ người chưa ăn chay sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.
2.- Không nên ép xác : Không nên ăn quá kiêng khem, phải ăn cho đủ chất dinh dưỡng, nhất là nên ăn các thứ rau, đậu, giá, đậu hủ và mì căng. Khi đi máy bay, lúc mua vé hãy bảo cho họ biết mình ăn chay, họ sẽ lo thức ăn chay cho mình.
3.- Không nên giả mặn : Bản thân tránh làm những món ăn như nắn thành hình con chim, gà, vịt hay thịt bò, thịt heo ... làm như vậy chẳng khác nào gợi cho người ta nhớ món ăn mặn. Nhưng cũng tránh đừng chỉ trích những người mới tập ăn chay giả mặn. Hãy từ từ tạo cơ hội cho họ quen dần với ý thức ..... trường chay đứng đắn.
4.- Không nên gây khó khăn cho người khác : Ði đám tiệc hay đến nhà người khác, nếu người ta không biết trước để chuẩn bị món ăn chay, thì cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau cải, dưa leo, nước tương. Không nên làm cho gia chủ thấy khó chịu vì không tiếp đãi được mình như ý muốn.
"Ăn thịt, chúng ta buộc phải giết hàng triệu bò, cừu, lợn, ngỗng, vịt, gà, tạo ra hàng nghìn, hàng nghìn người lạnh lùng trước sự đổ máu, ......Và điều đó rất không phù hợp với sự giáo dục tình yêu thiên nhiên, lòng tốt, lòng nhân ái. " - Theo Thức ăn tương lai

29 tháng 7, 2008

Ăn chay bổ dưỡng!


Tất cả mọi người ai cũng cần một chế độ ăn uống bổ dưỡng, đặc biệt đối với những người ăn chay, rất quan trọng trong việc kiểm tra lượng dinh dưỡng hấp thu được từ các thực đơn chay.

Và sau đây là một số chỉ dẫn cần thiết:

• Ăn ít nhất năm lọai trái cây hay rau quả hằng ngày

• Không quên các thức ăn chứa tinh bột như ngũ cốc, gạo, các lọai đậu bởi vì chúng có thể cung cấp dưỡng chất đến 1/3 trong khẩu phần ăn của bạn

• Ăn những thực phẩm giàu protein như trứng, sữa,bơ… hằng tuần

• Giảm lượng chiên rán dầu mỡ. Nếu có thể hãy thay thế bằng nướng, luộc, hấp hoặc kho rim thức ăn.

• Đọc kĩ nhãn mác để biết được hàm lượng chất béo, chất xơ, chất đường, muối chứa trong thực phẩm

• Chọn thực phẩm ít đường và chất béo

• Hạn chế lượng muối hấp thu vào cơ thể ở mức thấp. Cố gắng không dùng muối nêm nếm khi nấu nướng.

• Trung bình mỗi người nên uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày (khỏang 1,2 lít). Nếu có luyện tập thể thao thì nên uống nhiều hơn.

Dù không ăn thịt nhưng bạn vẫn phải chắc chắc cơ thể được tiếp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như sắt, protein và selenium

Sắt

Nguyên tố hóa học sắt là dưỡng chất cần thiết, tuy nhiên lượng hấp thu cần điều chỉnh cho phù hợp vì vượt quá mức cho phép sẽ gây hại đến cơ thể. Thực ra cơ thể có thể tự động điều hòa lượng hấp thu này nhưng nếu lượng tiếp thu quá nhiều sẽ ngăn cản quá trình làm việc của cơ thể, dẫn đến sự nguy hiểm đối với dạ dày đường ruột.

Lượng sắt cần thiết là 45mg/ngày dành cho người lớn và 40mg/ngày dành cho trẻ em dưới 14 tuổi.Các lọai đậu, hạt, rau xanh như cải xoong, mướp tây, bắp cải non là nguồn dồi dào chất sắt.

Lưu ý rằng cơ thể sẽ dễ hấp thu chất sắt từ thức ăn hơn nếu đồng thời kết hợp với vitamin C. Vì thế hãy dùng kèm với một ly nước trái cây nhé

Uống trà hay càphê trong bữa ăn sẽ làm suy giảm sự hấp thụ chất sắt. Vì thế nên đợi khỏang 30 phút sau bữa ăn hãy dùng trà nhé

Protein ( chất đạm )

Những lọai thực phẩm sau chứa rất nhiều protein, nhưng điều quan trọng là bạn ăn điều độ và cần kết hợp nhiều lọai trong các bữa ăn nhé.

- Các lọai hạt, đậu, đậu lăng…

- Sữa, các lọai thực phẩm làm từ sữa, bơ

- Trứng

- Đậu nành, các lọai thực phẩm làm từ đậu nành (đậu hũ…)

- Ngũ cốc, bánh mì, gạo, ngô bắp…

Selenium

Selen là một chất hóa học đồng thời là dưỡng chất cần thiết cho tất cả các lòai động vật và một số thực vật. Với con người, selen là dưỡng chất cần thiết cho sự họat động khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch trong cơ thể

Selen có trong các lọai đậu, ngũ cốc, và trứng, đặc biệt trong đậu Hàlan là dồi dào nhất

Theo Việt Friendly

28 tháng 7, 2008

Cảnh báo quê nhà : Sữa đậu nành bán rong - Bí mật "Ngon-bổ-rẻ"


Một nơi “tập kết” sữa đậu nành trước khi chuyển đi bán khắp nơi bằng xe đẩy.
Thông tin từ các bệnh viện cho hay, đã tiếp nhận một số ca ngộ độc do uống sữa đậu nành bán rong. Thông tin từ các cơ quan chức năng cho hay, đã phát hiện một số vụ buôn bán sữa đậu nành không rõ nguồn gốc…

Tuy nhiên, mùa nắng hay mưa, các xe sữa đậu nành vẫn nối đuôi nhau dọc các hàng quán ven đường, các bến xe, nhà ga, trường học, bệnh viện, công viên… người bán kẻ mua vẫn tấp nập.

Chúng tôi đã có cuộc điều tra về công nghệ sản xuất làm sữa đậu nành bỏ mối cho các chợ ở quận Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 5… và rùng mình vì sự mất vệ sinh của những nơi sản xuất này.

Nhưng càng kinh hoàng hơn khi biết sự thật của công thức: Ngon-bổ-rẻ của sữa đậu nành bán rong.

Nấu sữa bên... nhà vệ sinh

Trong vai một người đi học nghề nấu sữa đậu nành để kiếm sống, tôi đến một lò nấu đậu ở phường 16, quận Gò Vấp để xin học nghề. Sau nhiều lần năn nỉ, ông chủ lò đồng ý cho tôi học nghề với thời gian thật khắc nghiệt.

Ông chủ lò nói: “Công việc đơn giản thôi, bắt đầu từ 17 giờ chiều ngâm đậu, sau đó thì xay đậu, rồi nhóm lò để nấu sữa cho đến sáng sớm hôm sau…”.

Tôi hăm hở bắt tay vào việc vì nghe quy trình… chế biến có vẻ đơn giản. Do mới “nhập môn” nên ông chủ giao tôi cho anh Ngọc-một nhân công của lò để anh hướng dẫn việc… chẻ củi.

Vừa thao tác chẻ những thanh củi nhỏ, anh Ngọc vừa giảng giải: “Vì lò nấu bằng than đá nên phải có củi, dầu hôi và túi ni lông để “mồi””.

Chiếc lò lớn được nhóm lên, màn khói đen dày đặc và mùi hôi của túi ni lông cháy bốc lên nồng nặc. Màn khói đen vừa tan ra, tôi nhìn kỹ khu vực sản xuất. Đó là một căn phòng chừng 30m2, từ lò nấu đậu, máy xay đậu, kệ để ép đậu, đến thùng để chứa sữa và nhà vệ sinh đều… ở chung một chỗ.

Cũng chừng đấy diện tích, 4 bức tường của căn phòng này gói ghém các loại mùi. Từ mùi chua của đậu ngâm, mùi khói của than đá, mùi hôi của các vật dụng không rửa, mùi khét của dầu chiên đậu hũ, loại dầu chiên được xài hoài cả tháng đến mùi khai của nhà vệ sinh... Các nhân công của lò đều mang ủng và… mặc quần đùi vì lò luôn ngập nước và nóng bức.

Đến khoảng 2-3 giờ sáng, các đại lý bán ở các chợ đã đến lò í ới gọi lấy hàng đem đi bỏ mối. Những nhân công vẫn tiếp tục nấu mẻ kế tiếp cho đến sáng hẳn.

Ngồi canh lửa cho lò, anh Ngọc khuyên tôi: “Nghề này vất vả lắm em học làm gì? Công nhân ở đây cứ làm vài ba ngày là bỏ vì chịu không thấu. Nhưng bám trụ được thì cũng có tiền lắm!”.

Tôi hỏi “Sao có tiền anh không ra làm riêng mà làm công chi cho cực?”. Anh Ngọc nói: “Vì các ông chủ có mối lái, phân chợ, khu vực hết rồi, mình ra sao được”.

Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh Ngọc cười không nói. Nhưng khi nghe tôi tấm tắc: “mình nấu sữa dơ vậy mà bán cũng ngon quá hén”. Anh ra vẻ bí mật, nói: “thấy dzậy chứ hỏng phải dzậy đâu nghen…”.

Sữa ngon nhờ... hóa chất

Anh Ngọc kể, chế biến một lít sữa đậu nành ngon, bổ dưỡng và đủ chất dinh dưỡng thì tự nấu ở nhà và phải mất nhiều thời gian, nên các chị các mợ đều ra chợ mua về uống.

Anh nói: “Đọc báo thấy bác sĩ nói sữa đậu nành chỉ thật sự ngon, bổ dưỡng nếu chế biến đúng cách. Để có 1 lít sữa đậu nành thì phải có 200 gram đậu nành + 20 gram đậu phộng (lạc) + 20 gram đường cát + 1 lít nước. Nhưng chỉ với 2.000-3.000đồng cũng mua được 1 lít sữa đậu nành bán ở bên ngoài. Hỏi chú mày sao giá rẻ vậy mà chủ vẫn lời?”.

Thấy ông chủ bỏ một gói bột màu trắng vào trong nồi sữa đang sôi, tôi hỏi anh Ngọc thì anh thì thầm bảo, đó là bí quyết của ông chủ. Rồi anh cười hì hì, nói: “Em làm lâu khắc biết chứ hỏi chi nhiều chủ la cho”.

Sau vài lần cà kê và chiêu đãi anh Ngọc vài chai bia Sài Gòn, tôi nỉ non với anh: “Em muốn học nghề đặng ra riêng”.

Anh Ngọc tiết lộ: “Muốn cho sữa uống có mùi thơm và béo thì em chỉ việc ra chợ Kim Biên hỏi mua bột béo nấu sữa đậu nành, mà muốn thơm ngậy mùi sữa đậu nành làm mê lòng khách nữa thì hỏi mua thêm viên hương đậu nành. Giá chỉ vài ngàn đồng thôi, nhưng em lời nhiều lắm”.

Để làm yên lòng tôi, anh nói như trút hết tâm can: “Em cứ tính thử mà xem, vật giá leo thang, cái gì cũng tăng giá nhưng những món bình dân tăng lên thì ai mua, bởi vậy em làm lò nấu sữa đậu nành bán thì phải ngon-bổ-rẻ người ta mới mua chớ.

Mà, nghe nói là ngon bổ rẻ nhưng có ai biết là ở lò người ta nấu làm sao đâu. Em biết ông chủ bỏ bột vào nồi đang sôi sùng sục trước khi múc ra các thùng chứa sữa cho các đại lý đến lấy để làm gì không? Nếu nấu đúng như công thức thì ngon nhưng bị lỗ, nên ổng phải đổ nhiều nước (pha loãng) mà đổ nhiều nước thì đâu còn là sữa, ổng phải bỏ bột béo vô để có mùi đậu nành.

Còn nếu bữa nào trời nóng, hoặc bán cho mấy quán ăn, ổng bỏ thêm ít phụ gia làm cho sữa lâu hư. Tôi gặng hỏi thêm về loại chất mà ông chủ bỏ vào sữa để lâu hư. Anh Ngọc lắc đầu nói: “Mấy chất này thì chỉ có ông chủ biết thôi vì ổng tự đi mua và gia giảm chứ anh có biết nó là cái giống gì đâu…”.

Theo lời anh Ngọc và các nhân công của lò mà tôi đang theo học, do nấu sữa bằng những phương pháp “sáng tạo” đó nên ông chủ của chúng tôi nhanh giàu lắm.

Một chị chuyên rửa đậu kể: “Ổng mua được mấy cái nhà cho thuê rồi đó nhưng không chịu xây xưởng lớn đâu. Một tạ đậu, trừ hết chi phí mỗi ngày ông chủ kiếm được cả triệu đồng đó”.

Một điều đặc biệt là tại lò sữa, tôi không hề thấy ai uống sữa. Nhìn những tấm thân còm nhom của nhân công lò, tôi hỏi họ: “Sao mình làm đậu nấu sữa ngon bổ vậy mà không ai uống cho mập”, thì anh Ngọc kêu lên: “Trời! Có gì mà bổ béo hả, toàn nước với phụ gia… “chất béo””.

Anh Ngọc cho biết, không chỉ lò anh đang làm, những lò chung quanh đây cũng vậy, khi nào muốn uống sữa thì mọi người nấu riêng ra chứ nấu như vậy mà uống thì có ngày... vào bệnh viện.

Để minh chứng cho lời mình nói, những nhân công ở đây chỉ cho tôi nhân chứng là bà hàng xóm của lò, mua mấy bịch sữa đậu nành ở chợ về cho con uống nhưng đến tối phải đưa con vô bệnh viện vì… bị tiêu chảy.

Tai họa từ chất phụ gia

Bất ngờ trước công thức cho lời giải ngon-bổ-rẻ từ sữa đậu nành, tôi lần ngược về các bệnh viện để tìm hiểu.

Chị Cao Thị Hoa (23 tuổi, công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, TPHCM) mẹ của bệnh nhi Trần Văn T. (18 tháng tuổi) đang điều trị tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM kể lại:

“Lương công nhân thấp nên chị thường mua sữa đậu nành bịch ở gần nhà cho bé uống và mua thêm gửi ở nhà người giữ trẻ để cho bé uống buổi trưa và chiều. Bé uống thường xuyên nhưng đợt này thì bị tiêu chảy phải nhập viện”.

Theo lời của một bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết: “Sữa đậu nành được bán lít, bịch bên ngoài và nấu theo kiểu thủ công, không đúng cách và không được kiểm tra về độ đậm đặc thì sữa đậu nành này không phải là nước uống dinh dưỡng mà chỉ là một loại nước giải khát thông thường. Nhưng nếu nấu bằng các chất phụ gia thì quả là tai họa…”.

Trước đây, tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm từng khuyến cáo, người tiêu dùng nên sử dụng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt phải lưu ý đến thời hạn sử dụng.

Sữa đậu nành đóng túi ni lông chỉ nên dùng trong ngày, và chỉ nên dùng loại màu trắng đục và thơm mùi đậu tương; nếu có mùi chua và xuất hiện váng thì phải bỏ.

Tuy nhiên, theo khảo sát của cơ quan chức năng, trên 70% số sữa đậu nành đang tiêu thụ trên địa bàn TPHCM có xuất xứ từ các cơ sở tư nhân, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các sản phẩm sữa đậu nành được bày bán tràn lan ở các bến xe, nhà ga, quán nước vỉa hè, các cổng trường học, bệnh viện…, tất cả đều có màu trắng đục và thơm mùi đậu tương, nhưng không ai có thể biết được màu trắng đục và mùi đậu tương đó được chế biến từ đậu nành hay chất phụ gia.

Theo Trung tâm chống độc, phần lớn các trường hợp ngộ độc vì sữa đậu nành kém chất lượng điều trị tại đây đều do tụ cầu vàng gây nên. Khuẩn tụ cầu vàng thường có ở da tay người khỏe mạnh, gần 5% số người được điều tra có khuẩn này.

Khi tiếp xúc với nguyên liệu hoặc sản phẩm thực phẩm như sữa đậu nành, thịt, nếu người bán hàng không rửa tay hoặc bị sổ mũi, ho, viêm họng... thì nguy cơ thức ăn nhiễm tụ cầu vàng từ họ rất cao.

Bên cạnh đó, tình trạng vệ sinh chung không bảo đảm cũng dễ làm tăng nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng từ nguyên liệu, dụng cụ và tay công nhân chế biến.

Thức ăn chế biến ở những nơi này có lượng tụ cầu khuẩn nhiều gấp 4 lần so với nơi vệ sinh tốt.

Theo Tiền Phong

Phụ chú : Sữa đậu nành ngon, bổ dưỡng và đủ chất dinh dưỡng thì tự nấu ở nhà. Có mất thời gian nhưng an toàn cho người thân. Mời quý bạn xem link
Video học nấu sữa đậu nành

27 tháng 7, 2008

Bạn cần vitamin? Hãy tìm chúng trong thức ăn ....chay


Nếu bữa ăn của bạn có nhiều cơm hoặc ngô, khoai, sắn (lương thực có nhiều tinh bột), bạn cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin B1, B2, PP (rất quan trọng cho hệ thần kinh) hoặc uống bổ sung những vitamin này.

Vitamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, cụ thể:
- Điều hòa sự tăng trưởng: Vitamin A, E, C.
- Phát triển tế bào biểu mô: Vitamin A, D, C, B2, PP.
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin A, C.
- Tác động đến hệ thần kinh: Vitamin B1, B2, PP, B12, E.
- Nuôi dưỡng mắt: Vitamin A.
- Bảo vệ tế bào và chống lão hóa: Vitamin A, E, C.
- Điều chỉnh quá trình đông máu: Vitamin K.

Sự thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến nhiều rối loạn chức năng và phát sinh bệnh tật. Tuy vậy, nếu hằng ngày được ăn uống đầy đủ, biết phối hợp các loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món, bạn sẽ không phải sợ thiếu loại vi chất dinh dưỡng này vì chúng có trong các loại thực phẩm thông dụng:
- Vitamin A: Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Có trong trứng, sữa.
- Vitamin B1: Ngũ cốc và các loại đậu (hạt).
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu (đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí.
- Vitamin B12: thức ăn lên men từ đậu nành và gạo như chao chùa, tương bần, miso, xì dầu.
- Vitamin B9: Các loại rau có lá.
- Vitamin C: Rau muống, rau ngót, khoai tây, khoai lang, quả chín các loại.
- Vitamin D3: trứng.
- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

Nếu bữa ăn có nhiều chất béo, bạn cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin E. Nếu bữa ăn có nhiều chất đạm (như khi cho trẻ suy dinh dưỡng ăn sữa gầy - loại sữa có nhiều protein), cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A.


Với các cháu nhỏ, cần ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin A, C. Phụ nữ mang thai, cần bổ sung vitamin B9 (axid folic). Các bà mẹ đang nuôi con bú cần nhiều vitamin A, E, C.

Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được cung cấp thêm vitamin A và acid folic. Với người bệnh tăng huyết áp, cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, E. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, nhất là nhóm B. Còn người bệnh lao cần bổ sung vitamin D, B6.

Tóm lại, cách bổ sung vitamin tốt nhất là ăn thêm các thực phẩm giàu loại vitamin mà cơ thể đang thiếu. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như khi có thai, bệnh tật... mới cần dùng thuốc có vitamin; và chỉ nên dùng khi có chỉ định của thầy thuốc, nhất là với các loại vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D (vì việc dùng liều cao có thể gây ngộ độc).

Theo BS Nguyễn Hưng Thịnh, Sức Khoẻ & Đời Sống

26 tháng 7, 2008

Cẩn thận với liều lượng khi xài Lô Hội ( Đa Nham )


Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ Lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ.

Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ Lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ.

Nước ép cùi lá cây Lô hội có tác dụng làm mềm da, chống viêm và kháng khuẩn, nhưng nước ép toàn lá lại có thêm chất nhựa nên không dùng làm đẹp được. Những trường hợp kể trên bị dị ứng là do dùng lá cây Lô hội không lột lớp vỏ ngoài. Gần đây, một số thầy thuốc cũng đã cảnh báo về việc lạm dụng nước Lô hội để giải khát. Theo L/y. Dương Thành Phát (TP HCM): “Nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng phụ; những tác dụng phụ này có thể không biểu hiện ngay mà tiềm ẩn lâu dài”. Ông từng gặp một người cao tuổi bị rối loạn nhịp tim sau 1 tuần uống nước Lô hội với mục đích nhuận tràng đã dẫn đến bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Nhiều gia đình mua nước giải khát lô hội để sẵn trong tủ lạnh, nếu trẻ dùng nó để uống thay nước lọc thì rất tai hại, nhất là với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Theo dược sỹ Bùi Kim Tùng (TP HCM): “Cây Lô hội còn gọi là Lưỡi hổ (tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis). Người ta thường bóc vỏ lấy cùi lá, ép lấy nước. Nước ép này có tính mát và nhuận tràng nhẹ, nhưng không ngọt và không an toàn bằng Sương sâm, Thạch…”

Lô hội có thành phần khác nhau tuỳ theo loài cây, nơi trồng và cách làm. Ngoài ra, nó còn có phản ứng tương tác với một số chất khác. Người bệnh tim tránh dùng nó vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim. Đông y xếp Lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thuỷ, dùng nhiều sẽ làm tổn thương tân dịch và chính khí.

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05 - 0,1g) giúp tiêu hoá vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Viên nhuận tràng chứa 0,08g bột Lô hội, dùng chữa táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Trẻ em dưới 15 tuổi không dùng được.

Theo Từ điển Bách khoa dược học, liều 20 - 50mg bột nhựa khô Lô hội (tương đương 1 - 2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều 50 100mg (tương đương 2 - 5 lá tươi) giúp nhuận tràng, tẩy nhẹ; liều 300 - 500mg (tương đương 10 - 20 lá tươi) có tác dụng tẩy mạnh. Nhựa khô lô hội dùng liều cao có thể gây ngộ độc. Tài liệu này cũng lưu ý không dùng lô hội cho trẻ em.

BS. Xuân Lục

25 tháng 7, 2008

Thêm quán chay LONG HOA mới khai trương tại Phú Nhuận - quý bạn ghé ũng hộ nhen


Quán cơm chay LONG HOA tại số 69 Thích Quãng Đức Phường 4 Quận Phú Nhuận .

24 tháng 7, 2008

Nộm Rau

500g đu đủ xanh
150g đậu quả
100g rau muống
250g cà chua
40g lạc (đậu phộng)
Ớt khô, nước chanh, đường hoa mai, tỏi, nước tương.



1. Đu đủ xanh, gọt vỏ, nạo sợi nhỏ. Các loại rau, sơ chế, rửa sạch, đậu quả bẻ khúc ngắn 5-6cm.
2. Rau muống bỏ hết lá, chỉ lấy phần cọng, cắt khúc ngắn bằng đậu quả. Cà chua (loại cà chua quả nhỏ, giống nhập ngoại) bổ đôi. Lạc rang chín, sảy sạch vỏ, đập dập. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
3. Đun một nồi nước. Khi nước sôi, lần lượt cho đậu quả, rau muống vào chần cho chín tới, vớt ra để ráo nước.
4. Trộn đu đủ với rau muống, đậu quả, cà chua vào một âu lớn. Pha 1,5 muỗng nước tương với chút ớt khô, 2 muỗng nước chanh, 2 muỗng đường hoa mai, tỏi, 1 ít bột canh khuấy đều để đường tan hết rồi đổ hỗn hợp nước vào âu rau trộn đều. Để khoảng 15 phút cho ngấm, trước khi ăn, rắc lạc lên trên hoặc trộn đều.

Theo NộiTrợ.Com

23 tháng 7, 2008

Táo đỏ nhồi bạch quả

1 nhánh quế khoảng 10gr,
200gr táo tàu đỏ loại lớn,
200gr bạch quả,
300gr đường cát trắng.
1 ống vani thơm.
1. Ngâm và rửa sạch táo tàu đỏ, nhặt bỏ cuống vớt ra để ráo. Dùng dao rạch một đường nhỏ dọc quả táo, lấy bỏ hạt.
2. Dùng búa nhỏ đập nát quả bạch quả, lấy hạt. Đun sôi nước cho bạch quả vào luộc chín, vớt ra để nguội.
3. Lần lượt nhồi từng hạt bạch quả vào quả táo tàu. Đun sôi hai bát nước, cho quế vào đun khoảng 15 phút, sau đó cho đường vào khuấy tan.
4. Tiếp tục đun hỗn hợp dưới lửa nhỏ đến khi đường sánh lại, thả táo nhồi vào rim. Thỉnh thoảng, dùng thìa múc nước đường rưới lên mặt táo để hỗn hợp thấm đều. Rắc ống bột thơm vani, đảo nhẹ, tắt lửa.

Thưởng thức:
Dọn táo nhồi ra đĩa hoặc cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Món này thưởng thức với trà nóng rất ngon.
Theo NộiTrợ.Com

22 tháng 7, 2008

Nấm đông cô nhồi đậu hũ

0.5 kg gồm:su su, bắp cải,cà rốt (chia lượng đều nhau)
15 tai nấm đông cô to đều nhau,
nửa bát đậu xanh đãi vỏ nấu chín,
1 muỗng bột năng,
muối, tiêu, dầu ăn,
100g đậu hũ tươi, ngò

1. Su su, bắp cải, cà rốt, cắt nhỏ nấu với 1 lít nước, hầm nhỏ lửa (lấy khoảng 1 bát làm nước dùng chay) .
2. Nấm đông cô rửa qua nước lạnh, thả ngâm trong nước ấm nóng cho vừa nở mềm vớt ra để ráo, cắt bỏ cuống rễ, ướp trộn với chút muối, tiêu, 1 muỗng súp dầu ăn. Để nguyên tai nấm.
3. Đậu xanh và đậu hũ bóp nhuyễn cùng chút muối, tiêu (có thể cho vào cối giã mịn). Sau đó, nhồi hỗn hợp đậu xanh, đậu hũ vào trong lòng mỗi tai nấm, đắp vun cho nổi phồng đẹp mắt.
4. Hấp cách thủy khoảng 10 phút sau khi nước sôi.

Nước xốt:
1. Hòa tan bát nước dùng chay nguội với 1 muỗng súp bột năng, nêm xì dầu, muối, đường (nếu thích ăn ngọt) để riêng.
2. Làm nóng 1 một muỗng súp dầu với nửa muỗng súp gừng non cắt sợi thật nhỏ (tuỳ ý thay gừng bằng hành tím hoặc dùng cả hai) rồi đổ bát nước dùng đã pha bột năng vào khuấy đều tay để sôi nhẹ, đến khi sánh.
3. Cho tiếp nấm đã nhồi đậu hũ vào đun cho đến khi cạn để chúng ngấm nước xốt.
4. Bày ra đĩa đính lên mặt mỗi miếng nấm một lá ngò, trang trí với cà rốt tỉa hoa.
Theo NộiTrợ.Com

21 tháng 7, 2008

Đậu Hũ Non Xốt Cam Tươi

3 miếng đậu phụ non (loại khoanh tròn, bán trong siêu thị),
2 quả cam vàng,
2 thìa cà phê bột nêm,
2 thìa cà phê bột năng,
1 thìa súp dầu ôliu, chút đường cát.
1. Đậu phụ non cắt khoanh tròn, bày ra đĩa, xếp gối đầu nhau thành hình tròn.
2. 1 quả cam vắt lấy nước cốt. Quả cam còn lại tách múi, xắt hạt lựu.
3. Bột năng hòa với nước. Bắc bếp, đổ nước cốt và một phần cam đã xắt hạt lựu vào, vặn nhỏ lửa đến khi sôi, cho thêm nước, bột năng và dầu ôliu, nêm nếm vừa ăn, nhắc xuống, cho phần cam còn lại vào.
4. Đậu hũ tráng qua nước sôi.
5. Rưới nước xốt cam lên đĩa đậu, món này dùng nóng rất ngon và bổ.
Theo NộiTrợ.Com

19 tháng 7, 2008

Giá trị dinh dưỡng của Tương, Chao, Xì dầu, Miso cung cấp sinh tố B12 cho người ăn chay


Một trong những vấn đề được đặt ra với những người ăn chay là làm cách nào để cung cấp cho cơ thể Vitamin B12, mà sự thiếu sẽ gây ra những rối loạn về thần kinh, thiếu máu loại pernicious anemia, kém trí nhớ..

Ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, ngừa được nhiều chứng bệnh liên hệ đến tim-mạch như cao cholesterol .. đó là điều được mọi người chấp nhận.. nhưng ăn chay như thế nào để bảo vệ được sức khỏe cũng là điều đáng quan tâm.

Những người ăn chay loại Vegetarian tức là chỉ không ăn thịt mà vẫn ăn những thực phẩm khác nguồn gốc từ động vật , thì cơ thể vẫn vẫn được cung cấp đầy đủ B12 . Những người ăn chay kiểu lacto vegetarian (có ăn thêm các thưc phẩm từ sữa như bơ, phó mát...) hay lacto-ovo vegetarian (ăn thêm trứng, và thực phẩm từ sữa) .cũng có đủ B12 đem vào cơ thể từ trứng và sữa..

Những người ăn chay, hoàn toàn không ăn thực phẩm gốc từ động vật hay vegan, quả thật có những vấn đề với B12 vì Vitamin này không có trong thực vật thông thường ! Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng Phương Tây, sau khi nghiên cứu cách thức ăn uống của các tu sĩ Phật giáo tại Trung Hoa, Nhật..đã tìm thấy những điều bất ngờ lý thú..vì các vị tu sĩ này tuy hoàn toàn không ăn những thực phẩm gốc động vật, kể cả sữa..trứng.. nhưng vẫn không bị các triệu chứng bệnh do thiếu B12.. và lý do được giải thích là do ở Tương, Chao, Miso,Xì dầu.. là những thực phẩm được chế tạo bằng cách lên men từ đậu nành, gạo..


Nhu cầu B12 hàng ngày cho người trường thành theo FAO/WHO là 2 microgram., ( Handbook on Human Nutritional Requirements-WHO Geneva 1974) . Theo Food and Nutrition Board USA, nhu cầu này là 3 microgram. (dựa vào giả thiết cho rằng khi ăn một chế độ có 3 microgram B12, ít nhất 50% lượng này sẽ được cơ thể sử dụng) Nhu cầu trung bình theo USRDA lại là 6 micro gram và với phụ nữ có thai và cho con bú là 8 microgram.( RDA= Recommended Dietary Allowances là lượng trung bình cần thiết nên đưa vào cơ thể hàng ngày do National Research Council xác định để một người Mỹ mạnh khỏe không bị các triệu chứng gây ro do ở suy thiếu chất này.

Một đặc điểm khác của Vitamin B12 là tuy thuộc nhóm Vitamin tan trong nước ( nhóm này thường không được tồn trữ trong cơ thể) nhưng Gan có một hệ thống rất hữu hiệu để trữ B12 thường với số lượng đủ dùng được đến...1000 ngày ! Do đó cho dù chúng ta ngưng hoàn toàn ăn uống những thực phẩm có chứa B12 ..các triệu chứng thiếu B12..chỉ bắt đầu xuất hiện ít nhất là sau đó 3 năm. Ngoài ra còn có một hệ thống tái hấp thu nơi ruột..khiến B12, đã sử dụng, sau khi từ mật qua đường tiêu hóa, lại được hấp thu trở lại..để dùng lại..

Một số các nguồn (không thuộc động vật) được ghi nhận là có chứa B-12 như Tempeh, Tảo vi sinh (Spirulina, Chlorella), Miso, Tamari và các rau biển (Nori, Arame, Kombu, Wakame..) : số lượng tuy không cao,có những phản ứng hóa học của B12 nhưng chưa hẳn đã có tác dụng sinh học kiểu B12.

Vitamin B12 và các thực phẩm lên men từ đậu nành

Thực phẩm lên men từ đậu nành đã được dùng tại Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật. Cao ly và Indonesia từ hàng chục thế kỷ. Những tu sĩ Phật giáo đã nhờ những thực phẩm này để cung cấp đủ B12 cho cơ thể..

Những thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta như Tương, Chao..Xì dầu (Nước tương)..có những liên hệ rất mật thiết với Miso, Shoyu (của Nhật), Tempeh (Indonesia)..Jang (Đại hàn)

Tại Việt Nam , chiang được gọi là Tương. Bài viết đầu tiên mô tả về tương và cách sản xuất tương do Ông Bùi quang Chiêu viết tại Bắc Việt vào năm 1905 : Ông Chiêu mô tả hai loại tương chính, làm bằng hạt đậu nành rang chín và cơm nếp hay hạt ngô (Bắp). Loại tương làm với cơm nếp được tả như sau : "...Cơm nếp được trải mỏng trên khay, ủ bằng lá chuối, 2-3 ngày đến khi có mốc . Rang chín hạt đậu nành, xay thành bột, đồ sôi, và đổ trong chum/vại ; để 7 ngày đến khi đậu có vị ngọt do tự thủy giải.Sau đó thêm 6 phần mốc cơm nếp trộn với 5 phần đậu, để lên men trong từ 15-30 ngày, quậy đều mỗi sáng sớm, đậy kín ban đêm.." Tương có thể có hai dạng còn hột hay thật mịn.. Tương còn hột hay Tương bần là loại tương thông dụng, còn tương mịn hay Tương Cự đà chỉ được làm tại làng Cự đà (Bắc Việt).

Tại Nhật, Chiang liên hệ rất mật thiết với Miso, một thực phẩm thuộc loại "quốc túy" của Nhật. Chiang đã theo các tu sĩ Phật giáo đến Nhật từ đời Nhà Đường. Miso đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, theo các phương pháp hóa học tân tiến của Phương Tây từ thời Minh Trị , do các nhà khoa học Đức.. Từ thập niên 60 , các chủng men được thuần hóa, nhất là Aspergillus orizae.. cách chế tạo Miso được "tân tiến hóa" bằng cách dùng các chủng men tạo acid lactic, alcohol.. như Pediococcus halophilus, Saccharomyces rouxii, các loài Torulopsis..

Miso được sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp hiện đại, men được nuôi trong những môi trường khoa học..và dĩ nhiên là thành phẩm công nghiệp trở thành..khác hơn với miso cổ truyền. Các chất phụ gia được thêm vào thành phẩm như chất bảo quản, chất tạo màu.., MSG.. chất ngọt..

Có 3 loại Miso chính, phân loại theo hạt mễ cốc dùng lên men :
- Miso lên men từ hại gạo (Rice miso) , chiếm 81 % , gồm 6 loại khác nhau.
- Miso lên men từ hạt lúa mạch (Barley miso) , chiếm 11 %, có 2 loại.
- Miso lên men từ đậu nành (Soy miso), 8 %, cũng có 2 loại ( đây là những Miso rất giống với tương VN, Miso đậu nành loại mịn (light-yellow miso) , nhất là Shinshu Miso có thể..thay thế Tương Cự đà !)

Trên thị trường có 5 loại Chao Tàu chính :

Chao trắng lên men ngâm rượu (Wine-fermented Tofu= Pai toufu-ru). Tỷ lệ rượu và muối trong nước ngâm thay đổi tùy Nhà sản xuất, thường khoảng 10% rượu và từ 12-15 % muối. Tại Đài Loan và Trung Hoa có 5 thứ chao ngâm rượu, thêm vào gia vị như Chao ngâm rượu có ớt (La-chiao fou-ru) ; có mè (Mayu-la toufu-ru), có ngũ vị hương..
Chao ngâm nước muối (brine fermented), giống loại trên, nhưng không có rượu.
Chao đỏ (Red fermented Tofu= Hung toufu-ru, nanru) Chao được ngâm trong rượu , có thêm gạo đỏ : Gạo đỏ được chế tạo bằng cách lên men gạo trắng với Hồng khúc (Monascus purpureus), sau đó gạo đỏ được nghiền nát và cho vào nước ngâm ( nên chú ý Monascus purpureus là men chế tạo Cholestin, được dùng để trị cholesterol..cao trong máu)
Chao nặng mùi (Redolent Fermented tofu= Ch�ou toufu), Loại chao để lâu, có mùi rất nặng.
Chao ngâm tương =Chiang-tofu..

Xì dầu hay nước tương , hoặc Tàu vị yểu là tên được dùng để gọi chung các loại nước chấm làm từ đậu nành. Tuy nhiên cần phân biệt giữa loại làm bằng cách lên men đậu nành tự nhiên mà người Nhật gọi là Shoyu với loại tổng hợp (không lên men) bằng thủy giải các protein thực vật, thêm màu, và vị.. (Đa số (70%) xì dầu sản xuất tại Trung Hoa, và tại Hoa Kỳ là xì dầu tổng hợp).

Shoyu được chế tạo bằng cách dùng đậu nành và lúa mì rang chín (tỷ lệ bằng nhau), lên men bằng Aspergillus sojae..Thời gian lên men có thể kéo dài từ 12 đến 18 tháng.. Tại Nhật còn có loại Tamari Shoyu, chỉ dùng đậu nành, hoặc rất ít lúa mì ( từ 0-10%). Shoyu được ghi nhận là xuất hiện tại Nhật trong khoảng thời gian 1561-1661. Tại Nhật có 3300 cơ sở sản xuất khoảng 350 triệu gallon shoyu mỗi năm, riêng Hãng Kikkoman sản xuất khoảng 30 % tổng sản lượng shoyu.

DS Trần Việt Hưng
BS Trần Quang Tuấn Anh BS (Pharm), MPH, ND

Vitamins are very easy to find if you know where to look. Grains, fruits and vegetables are all excellent natural sources of vitamins. As an added bonus, your body will typically absorb the vitamins found in foods more easily than those found in supplement tablets. This article will discuss the top natural foods that contain important vitamins that your body needs.

Oranges are not only jam packed with vitamin C, but they also contain potassium, vitamin B6 and vitamin B12. Vitamin C is commonly know to help prevent and cure the common cold and helps aid in iron absorption but has also been tied to the prevention of heart disease. Vitamin B6 is a powerful tool that aids your metabolism as well as other vital bodily functions.

Carrots are heavy on the Vitamin A and also have a good amount of calcium and vitamin C. However, it’s important not to overcook them or all of the healthy vitamins and minerals will be cooked right out. Tossing a fresh carrot into your lunch bag is a great way to keep all those great vitamins right where they should be - in the carrot.

Spinach Folic Acid or B9 is found abundantly in spinach. Folic acid is vital to pregnant women because it can help reduce the risk of birth defects in newborns. Spinach also has some other important nutrients such as vitamin A, C and E and should be eaten raw to get the most benefit from the nutrients it contains.

Blueberries are perhaps best known for their effects on memory. Studies have shown that the vitamin B compounds in blueberries help improve memory and reduce the risk of Alzheimer’s and dementia. They are also a great source for vitamin C.

Almonds are chock full of calcium and vitamin E. Vitamin E is thought to help prevent certain cancers and cardiovascular diseases. It’s also a great source of calcium which helps build strong bones.

Broccoli Vitamin K, A and C, calcium and fiber are all very abundant in broccoli and a good dose of broccoli once a week will help prevent cancer as well as help build strong bones.

Cauliflower is hands down the best source for vitamin K, which is vital to your body’s ability to make your blood clot. It is also a good source of vitamin C, fiber and some great nutrients that are believed to help prevent certain cancers like breast and prostate cancer.

Beans are a great source of folate which is great for cell formation. Iron is also found in beans which helps keep your energy up. Other important substances in beans can help prevent cancer, reduce the risk of diabetes, aid your circulatory system and help control your weight.

Apples An apple a day may just keep the doctor away. Apples are a great source of vitamin C which will help boost your immune system. However, studies have shown that apples also contain other vital properties that help boost your immune system in ways that vitamin C supplements can’t.

18 tháng 7, 2008

Ăn Chay và Sức Khỏe


Ăn chay có lợi gì? Có nhiều bằng chứng cho thấy ăn chay có những điều lợi như sau:

Bớt mập phì Người ăn chay ít bị mập, một phần vì rau cỏ nhiều chất xơ hơn, thể tích lớn hơn nên ăn no mà không bị thâu nhập nhiều calori. Calori đưa vào cơ thể nhiều mà không hoạt động đủ để tiêu xài đi thì sẽ sinh mập và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên cũng nên nói ngay rằng, không phải cứ ăn chay mà thon thả. Nếu kiêng thịt, mà lại đi ăn mì chiên dòn đầy dầu mỡ chẳng hạn, thì lại còn nhiều calori hơn thịt nữa.

Bớt bệnh tim, đứng tim Những người ăn chay, nhất là ăn chay ròng, có độ cholesterol rất thấp. Điều này "cũng dễ hiểu thôi", vì thực phẩm chế từ thực vật không những không có cholesterol tiền chế, mà nói chung thì dù cũng có rất ít chất béo bão hòa, là nguyên do chính làm tăng cholesterol "xấu" ở trong máu. Vì vậy nếu muốn giảm bớt rủi ro bị bệnh động mạch vành ở tim, thì ăn chay rất có lợi. Tuy vậy cũng cần nhớ là có một số thực vật như dừa chẳng hạn, có rất nhiều chất béo bão hòa (không tốt). Và ăn chay mà ăn nhiều trứng, sữa, thì vừa mập lại vừa dễ cao cholesterol

Bớt cao máu Nhiều cuộc nghiên cứu và thống kê cho thấy người ăn chay thường có huyết áp thấp. Lý do tại sao ăn chay lại phòng ngừa được chứng cao máu thì chưa biết được chính xác.. Tuy vậy, ta cũng có thể đồ chừng là cung cách sinh sống của người ăn chay, thường là đơn giản thoải mái, tự nó cũng giúp cho huyết áp khỏi bị cao. Cũng nên thêm một nhận xét ở đây, là các tiệm cơm chay, vì không có thịt cá cho ngon miệng, nên bù lại hay làm đồ ăn nhiều dầu và mặn. Vậy ăn chay ở tiệm cũng nên coi chừng.

Ít bệnh đường ruột Người ăn chay ít bị táo bón. Thực phẩm gốc thực vật có nhiều xơ (fiber), tức là những phần dư không bổ béo gì, nhưng vì vậy, thể tích lớn, và mềm hơn, đi qua đường ruột mau hơn. Ngoài ra còn bớt được một chứng bệnh ruột gọi là màng ruột mọc chồi ( diverticulosis) có những túi, bọng nhỏ lồi ra từ màng ruột, nhiều khi sinh viêm, đau bụng như đau ruột dư cũng nguy hiểm. Ăn đồ ăn có nhiều chất xơ thì tốt. Tuy vậy cái gì thái quá cũng không hay. Đã có những người quá hăng hái mua high bran cereal (có nhiều fiber, tức là chất xơ) rồi nhắm mắt ăn hai ba chén đầy một bữa sáng, đâm ra bị nghẹt ruột phải mổ.

Ăn chay có gì đáng ngại không?

Người khỏe mạnh bình thường, nếu biết cách thay đổi món ăn cho đầy đủ chất bổ, thì ăn chay không có vấn đề gì. Nếu giới hạn chỉ ăn một vài món ăn hoài hoài, thì có nhiều phần chắc là sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Trường hợp có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú , hoặc người bệnh mới lành, thì ăn chay có thể có vấn đề (vì bị thiếu dinh dưỡng).

Chất sắt - Chất sắt cần thiết để tạo hồng huyết cầu, mà hồng huyết cầu có vai trò rất trọng yếu là mang dưỡng khí đi nuôi các tế bào ở khắp cơ thể. Vì vậy thiếu chất sắt thì sẽ bị thiếu hồng huyết cầu (anemia, ta thường gọi là thiếu máu), người xanh xao yếu ớt. Ta từng thấy người bị bệnh sốt rét xanh như tàu lá, là tại ký sinh trùng sốt rét phá vỡ hồng huyết cầu. Thực phẩm gốc thực vật có rất ít chất sắt mà lại là thứ chất sắt khó hấp thụ qua màng ruột vào cơ thể. Nếu có ăn pha rau hay trái cây có nhiều sinh tố C, thì chất sắt hấp thụ dễ hơn.

Cal-ci - Cal-ci cần thiết cho cơ thể vì nó giúp cho xương được chắc, và cũng góp phần trong các chức năng của bắp thịt, dây thần kinh, máu đông và một số phản ứng khác trong người. Trong khẩu phần của người Mỹ, thì sữa và các chế phẩm từ sữa cung ứng hầu hết nhu cầu về cal-ci cho cơ thể. Nếu ăn chay, thì đậu phụ (tàu hủ) là nguồn cal-ci tốt, vì số lượng cal-ci từ sulfat cal-ci dùng để chế đậu phụ, còn nhiều hơn cal-ci có sẵn trong đậu nành tươi. Có một số rau cỏ có cal-ci như là cải xanh, broccoli, v.v...cũng có cal-ci. Nhưng chất xơ có nhiều ở rau cỏ, và chất oxalat có ở một số rau khác làm cho cal-ci khó hấp thụ.

Sinh tố B 12 - Thực phẩm từ thực vật không có sinh tố này trừ trường hợp như là ăn "chao" chế từ đậu nành cho lên men, thì sẽ có sinh tố B 12 từ những con men mà ra.


Chất đạm (protein) Chất đạm như những viên gạch để xây dựng và liên tục bồi bổ cơ thể. Thành phần cấu tạo chất đạm là acid amin. Cơ thể cần có hai chục thứ acid amin khác nhau. Trong số đó, có mười một thứ gọi là không thiết yếu, vì cơ thể có thể tự tổng hợp ra được. Còn chín thứ khác gọi là acid amin thiết yếu, thì bắt buộc phải tiêu
thụ từ bên ngoài vào. Còn chất đạm thực vật (ngoại trừ đậu nành ) thì thiếu một vài cái acid amin thiết yếu. Như vậy, nếu ăn chay ròng, thì phải thay đổi các loại rau cỏ trái cây khác nhau, hoặc là pha thêm chút trứng sữa.

Nói tóm lại Nếu là người lớn, khỏe mạnh bình thường, không có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt, thì ăn chay vẫn khỏe mạnh và còn có nhiều cái lợi cho sức khỏe. Nhưng phải thay đổi thực đơn, và nếu có thể được, thì nên ăn pha thêm chút trứng sữa.

(Bài này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cõ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc tực tiếp với bác sĩ của bạn). Bác sĩ Vũ Quí Đài

15 tháng 7, 2008

Phật giáo Tây Tạng và việc ăn chay


Ngày nay, tuy nhiên, các bác sĩ Tây Tạng càng lúc càng nhận thấy lợi điểm của việc ăn chay, kể cả Bác sĩ Tenzin Tsephal, giám đốc Y khoa Tây Tạng tại khu vực di dân chính của người Tây Tạng, ông nói: “[Ðức Lạt Lai Lạt Ma] không cần phải ăn thịt. Không bao giờ tôi khuyên người nào đang ăn chay trở lại ăn thịt. Bác sĩ Tây Tạng nào làm như vậy là hơi cổ hủ, không ý thức hoặc không cởi mở trước sự chọn lựa ngoài thịt này. Tôi nghĩ tất cả dân chúng Tây Tạng đều có thể và nên ngưng ăn thịt”!

Năm 2004, công ty chuyên bán thịt gà chiên, Kentucky Fried Chicken (KFC), thông báo là họ sẽ mở các tiệm bán thịt gà chiên bên Tây Tạng. Trước sự kiện đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đưa ra lời thỉnh cầu trước dân chúng như sau: “Thay mặt cho những bạn hữu thuộc hội PETA (hội bảo vệ thú vật), tôi xin được viết vài dòng yêu cầu KFC hãy hủy bỏ dự án mở tiệm bên Tây Tạng, vì công ty của quý vị ủng hộ việc đối đãi dã man và giết gia súc tập thể. Như vậy là xúc phạm tiêu chuẩn đạo đức của người dân Tây Tạng”. Sau đó ban quản lý của KFC hủy bỏ dự án của họ.

Trước khi xảy ra sự kiện này, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thực hiện nhiều cuộc vận động ăn chay khác. Ví dụ như năm 1993, ông xin các tiệm ăn ở Dharamsala, Ấn Ðộ, nơi định cư của cộng đồng người Tây Tạng lưu vong lớn nhất thế giới, hãy bán đồ chay để dân Tây Tạng được thưởng thức những món chay ngon miệng và tập ngưng ăn thịt. Kết quả đã có nhiều cư dân địa phương trở thành trường chay, và nhờ những tiệm chay này mà thực phẩm chay như đậu hũ đã được dân Tây Tạng biết đến

Một tiên phong ăn chay Tây Tạng khác


Một anh hùng thật sự khác từ Tây Tạng cũng ăn chay là tu sĩ Geshe Thupten Phelgye. Sau khi bế quan tu hành nhiều năm, ông sáng lập phong trào Universal Compassion Movement (Phong trào Bác ái Ðại đồng) vào năm 1998 (www.universalcompassion.org). Phong trào cổ động ăn chay và từ bi đối đãi với tất cả chúng sanh, thực hiện qua nhiều cách khác nhau, kể cả việc phát giấy khuyến ăn chay quanh vùng Dharamsala.

Năm 1999, sư Phelgye được bầu làm chủ tịch Hội Quốc tế Gelug, là hội tiêu biểu cho đại tăng thống bên Tây Tạng, và ông đã thành công trong việc đưa qua một nghị quyết là tất cả những thường trú của các tu viện Gelug nam cũng như nữ đều chuyển sang ăn chay. Năm sau, các tăng chúng ở Gelug bầu ông lên làm người đại diện cho họ trong Quốc hội Tây Tạng Lưu vong tại Dharamsala, nơi đây ông đã đưa ra một điều luật vang danh lịch sử, tuyên bố năm 2004 là năm ăn chay của người Tây Tạng, và trong thời gian này toàn dân Tây Tạng được yêu cầu phải ăn chay. Quốc hội về sau đã thông qua đạo luật này, việc ăn chay không bị ép buộc mà chỉ khuyến khích thôi, do đó ăn chay đã được mang lên hàng đầu trong lòng dân Tây Tạng. Luật này được coi như vĩ đại nhất trong số những luật tương tự kể từ khi có sắc lệnh Ashokan vào năm 200 B.C., đã thành lập nền ăn chay bên Ấn Ðộ.


Thế hệ trẻ khuyến ăn chay bên Tây Tạng



Trong mục xã luận của tờ Times of Tibet, ông Bhuching K. Tsering, giám đốc Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, đã bàn về khuynh hướng ăn chay mới của người Tây Tạng như sau:

Ðề tài ăn thịt trong thời gian gần đây đã được bàn luận nhiều trong cộng đồng người Tây Tạng. Ðầu óc dân Tây Tạng đã bắt đầu có sự thay đổi chút ít khi giới trẻ Tây Tạng ngày nay đang chọn đường hướng ăn chay. Ngay cả trong số những người thuộc thế hệ lớn hơn cũng có sự cố gắng biến cải lối ăn thịt cổ xưa của họ.

Một trong những người Tây Tạng trẻ tuổi hăng hái nhất trong việc cổ động ăn chay là anh Rapsel Tsariwa, sáng lập gia Hội thiện nguyện viên Tây Tạng giúp thú vật (Tibetan Volunteers for Animals). Ðầu năm 2005, với sự giúp đỡ của hai người bạn và tài trợ của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Rapsel Tsariwa đã khởi hành một chuyến đi phổ biến về ăn chay bên Ấn Ðộ, du hành qua những cộng đồng Tây Tạng sống hẻo lánh trên khắp Ấn Ðộ, thuyết trình và chiếu phim tài liệu về ăn chay. Trong chuyến đi của anh, nhiều người Tây Tạng và Phật tử Tây phương đã chuyển sang ăn chay ngay tại chỗ, với 700 người ký giấy quyết định ăn chay. Ngoài ra, anh Tsariwa còn sáng lập tờ báo Semchen, đặc san ăn chay đầu tiên chính thức ra đời bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Tạng. Khi có người đề nghị nghỉ xả hơi, anh đáp: “Thời giờ sắp hết, chúng ta cần phải cứu súc vật bây giờ”.

Một người Tây Tạng trẻ tuổi nữa cũng rất tận tình tên Tenzin Kunga Luding, ăn chay từ năm lên 10 sau khi anh nghe nói về sự đau khổ của những con bò bị giết làm thịt. Với sự giúp đỡ của cha, anh đã sáng lập Hội người Tây Tạng ủng hộ một xã hội ăn chay (T4VS). Tenzin đã bỏ ra nhiều thời giờ đi cứu thú vật hoang vô chủ, và hy vọng mua được đất ở Delhi làm trung tâm cứu giúp và phục hồi sức khỏe cho thú vật.

Sứ mệnh chính của hội T4VS là truyền bá ăn chay “bằng mọi cách”. Tenzin nghĩ ra nhiều phương thức đặc thù để đem thông điệp này đến với nhiều người, như dùng những bản giấy in xếp nhỏ bằng bàn tay, giấy dán tường, bích chương, viết báo và làm dĩa VCD. Hội T4VS hiện đang thiết lập một địa điểm trong Mạng Lưới truyền thông: www.t4vs.com và đang phát hành một dĩa VCD mới, chiếu những đoạn phim của các vị Lạt Ma cao đẳng đáng kính nói về ăn chay. Tất cả Tenzin đã dùng tiền túi của anh và một số tiền nhỏ do văn phòng tư của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma gửi tặng. Hỏi về số tiền Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đóng góp, Tenzin nói: “Ngài là vị Ðạt Lai Lạt Ma đầu tiên làm trưởng hội ăn chay đầu tiên của người Tây Tạng. Ðây là dấu tích quan trọng trong lịch sử Tây Tạng”.

Hơn nữa, để đánh dấu Năm Ăn Chay ở Tây Tạng, Hội T4VS gần đây mới tổ chức một chuyến đi trình diễn nhạc kích động, theo lời Tenzin là “nhằm mục đích truyền bá tình thương và lòng từ bi đối với muôn loài, kể cả những người ăn thịt. Ăn chay, ăn mặn, Phật tử hay không Phật tử ? ai cũng có thể gia nhập và ủng hộ chúng tôi”. Với thái độ lạc quan thể hiện trong suốt chuyến đi của Hội T4VS, anh đã thu hút được nhiều người từng ăn mặn. Giờ đây Tenzin hồ hởi mong tới ngày làm việc chung với những đoàn thể khác hầu cổ động một lối sống ăn chay.

Kết luận

Trường hợp của những người Tây Tạng ăn chay có tâm hồn cao thượng kể trên cho ta thấy tâm thức con người thật sự đã được nâng cao. Những người chính trực này đang biến cải truyền thống của hàng ngàn năm trước, biểu thị rằng một kỷ nguyên ăn chay sẽ phải đến.
Theo Thư Viện Hoa Sen

14 tháng 7, 2008

Các món ăn chay độc đáo ở Tây Ninh


Thông thường, người ta chỉ ăn chay vào mùng một và ngày rằm hàng tháng. Còn ở Tây Ninh, mỗi kỳ ăn chay dài đến gần chục ngày. Chính vì thế mà món chay ở vùng đất này cũng đa dạng và đầy hấp dẫn.

Có thể nói không nơi đâu trên đất nước Việt Nam, món chay lại đa dạng và số người ăn chay nhiều như ở Tây Ninh, do người dân ở đây đa phần theo đạo Cao Đài và đạo Phật. Không chỉ ăn chay theo mùa, nhiều tín đồ Cao Đài chọn ăn chay trường như là một cách để tu hành tại gia và mang lại sự tĩnh tâm, cân bằng cho cuộc sống của họ. Chính vì vậy, các món ăn chay được bày bán hầu như là quanh năm suốt tháng và các quán chay cũng rất phong phú ở Tây Ninh.

Nhiều du khách khi đến thị xã bé nhỏ này đã ngạc nhiên khi vất vả lắm mới kiếm được một quán ăn mặn trong khi tìm quán ăn chay lại rất dễ dàng. Nhiều người cho rằng người xứ này ăn chay trường nhiều, tu tại gia nhiều nên nói chung rất lành tính và thân thiện.

“Ăn mặn có món nào thì ăn chay cũng có món đó!” và giữa chúng chẳng có gì khác nhau nhiều. Cách nấu, cách chế biến làm cho các món chay cũng có hương vị như các món mặn, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thực khách, vừa làm cho các món chay bớt đơn điệu hơn” - người phụ nữ được gọi là má Bảy, một người chuyên buôn bán món chay ở chợ Long Hoa - chợ trung tâm của thị xã Tây Ninh cho biết.

Món ăn chay ở Tây Ninh cũng có nhiều “trường phái”. Ở các tiệm ăn chay, các hàng bán đồ chay thì món ăn được chế biến nhìn thoạt qua giống hệt các món ăn mặn. Nguyên liệu chủ yếu là các loại rau quả, củ, đậu hũ, tàu hũ ky, mì căn, bột mì, bột gạo… nhưng nhờ cách chế biến khéo léo mà các món giả mặn ngon chẳng khác gì món mặn thật sự. Chẳng hạn món vịt tiềm được làm từ nấm rơm, tàu hũ ky, hành tỏi, mì căn, lại còn được bó thành con vịt với chiếc cổ cong cong, đầu có gắn hai hạt tiêu làm mắt. Con “vịt” đó được quay đến khi có màu vàng thì đem nấu tiềm với củ sen, táo tàu.

Món heo quay được làm từ… bánh mì, bên trong là mỡ được làm từ bột gạo nhồi nước cốt dừa đánh nhuyễn cho đông đặc lại, còn thịt nạc là tàu hũ ky trộn gia vị hấp chín. Gắn các phần lại với nhau, món heo quay khi ăn cũng giòn, béo, thơm ngậy như thịt heo quay thật. Trong quán ăn chay còn có cả những thức nhậu rặt đồng quê như chuột xào lăn được chế biến từ mì căn, củ sen, hành tây bằm nhỏ, đổ vào dầu xào chín, trộn thêm củ hành, sả, ớt, nấm hương, nấu xong để xúc ăn với bánh tráng.

Món tôm kho tàu được làm từ tàu hũ, nắn thành hình dạng con tôm, lấy tàu hũ ky làm đầu râu và chân tôm, phết màu đỏ thực phẩm lên mình tôm rồi chiên vàng, sau đó đem kho. Các món nem, gỏi, chả, bì… cũng chẳng thiếu.

Người dân Tây Ninh thuần chất Nam bộ nên khẩu vị cũng được giữ gần như nguyên bản đặc trưng của món ăn Nam bộ, đặc biệt là vị ngọt. Món chay ở Tây Ninh ngọt hơn hẳn các món chay ở Sài Gòn hay các vùng khác thuộc miền Đông Nam bộ, đã vậy còn khá cay. Đồ chay ở đây vẫn đáp ứng được tập quán và nhu cầu thích ăn mắm của người dân Nam bộ. Món chay ở Tây Ninh có đủ loại mắm: mắm kho, mắm thái, mắm chưng, dưa mắm…, ăn qua y chang mắm chính hiệu, chưa kể màu sắc và từng miếng thịt cá được làm rất giống cá thật.

Người dân thị xã và một phần huyện Hòa Thành mỗi tháng ăn chay mười ngày để lòng thanh tịnh. Chính vì thế, trong những ngày này, gần như cả thị xã đều bán đồ ăn chay. Ngay chợ Long Hoa - chợ lớn nhất ở Tây Ninh cũng bán rặt mỗi món chay, phần để phục vụ người dân, phần vì các tiểu thương không dám bán đồ ăn mặn hoặc thực phẩm tươi sống trong những ngày này vì sợ… ế!

Riêng món chay ở trong chùa tòa thánh thì khác hơn. Vào các ngày mùng 8 Âm lịch, 14 và 15 (ngày rằm), 30 và mùng 1, trong chùa làm lễ và hầu hết các tín đồ vào chùa để lễ Phật. Sau khi lễ xong, mọi người sẽ ở lại và dùng bữa tại chùa. Chùa nấu các món chay để phục vụ đông đảo tín đồ hoàn toàn miễn phí. Món ăn trong chùa đơn giản, chỉ là cơm, canh bí đỏ, rau muống luộc và nước tương, có khi bổ sung đậu hũ chiên, đậu phộng rang giòn, cà tím nướng mỡ hành và cơm chiên. Các món ăn dù đơn giản nhưng thực khách vẫn cảm thấy ngon miệng vì không khí ở chùa rất vui vẻ và mọi người cùng chia sẻ nhau bữa cơm như cùng hưởng món quà của chùa.

Người Tây Ninh vẫn thường kháo nhau về các món ăn khá hấp dẫn như cháo chay và lẩu chay. Lẩu chay được nấu từ nấm rơm, nấm đông cô và các loại rau củ như cải thảo, bắp bao tử, đậu hũ ky. Lẩu chua thì nấu bằng lá giang hoặc me và trái thơm. Món cháo chay được nấu từ gạo thơm, đậu xanh và nấm, vừa bổ dưỡng vừa giải nhiệt rất tốt. Ở xứ nóng như Tây Ninh, món cháo chay dường như trở thành tuyệt phẩm để giải nhiệt.

Các tiệm chay nổi tiếng ở Tây Ninh có tuổi đời cũng đã vài chục năm, như Phở Bửu Minh ở gần cửa số 2 của Tòa thánh, cơm chay Long Hoa gần cửa số 4 Tòa thánh, cơm chay Phước Huệ... Du khách gần xa đến nơi này thường tìm đến các quán đó để thưởng thức các món chay.

Đến Tây Ninh mùa Phật đản này để thưởng thức các món ăn chay độc đáo, để hiểu rõ hơn về một vùng đất hiền lành chân chất, thật thà và mến khách.

Theo MạngDuLịch

13 tháng 7, 2008

Các đạo sư Tây Tạng trường chay



Một đạo sĩ Yogi tên Chatral Rinpoche, 93 tuổi, thiền sư của trường Nyingma có truyền thống cổ điển nhất trong Phật giáo Tây Tạng, đã bỏ ra một quãng đời dài của ông sống một mình trong hang động, đi chân đất lang thang vùng Hy Mã. Bàn về việc ăn chay trong số các bạn của ông, Chatral cho biết: “Theo kinh nghiệm thì tôi đã gặp nhiều vị Lạt Ma ở Kham, Amdo ? khắp miền của Tây Tạng ? họ không ăn thịt”. Ðể phổ biến đời sống ăn chay, vị lạt-ma này đã viết bài tựa đề là “On Flesh Eating” (Ăn thịt), ghi rằng: “Biết được sự sai quấy của việc ăn thịt và rượu nên tôi đã quyết định bỏ thịt và rượu. Tôi cũng tuyên bố lẽ phải này cho tất cả những tu viện của tôi. Cho nên người nào nghe lời tôi thì yêu cầu đừng vi phạm đạo đức này”.

Về huyền thoại cho rằng người Phật giáo Tây Tạng có thể biến miếng thịt con thú họ ăn thành năng lực độ cho con vật đó, cho nó lên đẳng cấp, thì ông nói rằng:

Với thần thông có được sau khi tu một pháp môn nào đó thì cũng đúng là có những người có thể làm những con thú sống lại và giúp nó đạt được sự tái sanh cao đẳng hay nâng cao đẳng cấp khai ngộ của nó bằng cách tiêu thụ một chút ít thịt của nó. Nhưng làm vậy không phải để có đồ ăn mà chỉ vì muốn giúp cho con vật đó. Riêng cá nhân tôi không có lực lượng đó và vì thế tôi không bao giờ ăn thịt. Vì tôi sẽ phạm tội và bị nghiệp báo không tốt. Tôi không giả bộ có thần thông gì đó để mà ăn thịt. Tôi tránh hết tất cả.


Drubwang Rinpoche, một thiền sư thuộc dòng dõi Milarepa cũng đã bế quan nhiều năm và hiện nay đang dạy người khác về đời sống ăn chay tinh khiết và quán tưởng các Thánh danh. Tại một cuộc bế quan do Lạt Ma Drubwang đứng ra thực hiện, có 70 người hứa trường chay, và sau khi ông đến viếng vài làng mạc ở Ladakh, cư dân tại đây hứa đóng cửa các chợ bán thịt mỗi tuần một ngày. Bàn về điều căn bản để trở thành trường chay, Drubwang nói: “Nếu đủ nghị lực kiên cường, con người sẽ tránh làm việc ác bằng mọi giá, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ăn chay hoàn toàn chắc chắn là gặp khó khăn. Tuy nhiên, mỗi lần có trở ngại, chúng ta nên nhớ rằng mỗi chúng sanh đã một lần nào đó làm cha mẹ chúng ta”.

12 tháng 7, 2008

Cô nàng lợn Cinderella


Một con lợn con không chịu đi lại trên bùn bằng chân trần cuối cùng đã vượt qua được nỗi sợ của mình bằng một đôi ủng đặc biệt.

Lợn con mang tên Cinderella 6 tuần tuổi không hiểu vì đâu mắc chứng sợ bùn. Trong khi các anh chị em của nó thoải mái chạy nhảy trên bùn, thì cô nàng nhất định không chịu chạm chân vào.

Người chủ của nó, Andrew Keeble đến từ Thirsk, North Yorks, Anh, cuối cùng đã phải tạo ra những chiếc ủng tí xíu màu xanh đáng yêu cho con vật.

"Chúng tôi chưa từng gặp trường hợp như thế này. Các con vật sinh ra vốn thích chạy nhảy và khám phá, nhưng cô nàng Cinderella thì hoàn toàn ngược lại, nhất định không chịu bẩn", Keeble nói.

Ông và vợ điều hành một công ty làm xúc xích và nuôi khoảng 200 con lợn trong trang trại rộng 4.000 m2. Nhưng người cha của 4 đứa con cho biết sẽ không có chuyện Cinderella bị làm thịt.

"Giờ nó đã như một vật nuôi thân thiết trong nhà và nó sẽ có một cuộc sống vui vẻ tại đây", Keeble nói.

Theo BBC

11 tháng 7, 2008

Nhận biết tác dụng chữa bệnh của rau quả qua màu sắc


Nghiên cứu kéo dài 20 năm của BS David Heber, ĐH Y Harvard (Mỹ), cho thấy, chế độ ăn không màu là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư, tim mạch, béo phì và tiểu đường. Còn chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm có màu sẫm sẽ cung cấp những chất giúp phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

Trước đây, người ta chỉ biết rằng những thực phẩm sẫm màu chứa nhiều vi chất, giúp phòng và chữa thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh do thiếu vitamin. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện thấy, những thực phẩm này còn có thể giúp phòng những bệnh dễ dẫn tới tử vong hoặc tàn tật suốt đời. Có thể nhận biết tác dụng chữa bệnh của rau quả qua màu sắc, cụ thể là:

- Đỏ tím: Chứa anthocyanin, một chất chống ôxy hóa rất mạnh, có thể cắt được cơn đau tim và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu (nguyên nhân dẫn tới tắc mạch, gây tai biến mạch máu não và những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột). Những thực phẩm điển hình của nhóm này là: Mận đỏ tím, mận khô, quả đào đỏ, quả sê ri, cà tím, nho đỏ tím, táo đỏ, cải bắp đỏ, dâu tây.

- Đỏ tươi: Điển hình là cà chua. Cà chua sống, tương cà chua hoặc những dạng chế biến khác đều chứa một lượng sắc tố đóng vai trò chống ôxy hóa rất mạnh, có tác dụng chống ung thư. Trong nhóm này còn có những thực phẩm khác như: ổi đào, nho hồng, dưa hấu...

- Màu da cam: Chứa beta caroten, có tác dụng nuôi dưỡng mắt, da và giúp phòng một số bệnh ung thư. Cà rốt, quả mơ, xoài, bí đỏ, khoai tây... đều thuộc nhóm này.

- Vàng cam: Chứa beta crytoxantin, một chất chống ôxy hóa có tác dụng làm chậm sự lão hóa tế bào. Cam, đu đủ, đào, dứa, nho vàng... thuộc nhóm này.


- Vàng chanh: Chứa các chất lutein và zeaxanthin, giúp ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể và chống lão hóa mắt. Nhóm này bao gồm ngô, dưa chuột, các loại đậu tươi, ớt xanh hoặc ớt vàng, dưa hấu vàng, rau muống.

- Xanh: Chứa chất isothiocyanate, có tác dụng kích thích tạo ra các men chống ung thư. Điển hình trong nhóm này là súp lơ xanh, bắp cải.

- Trắng pha xanh: Điển hình là hành, tỏi, nấm, quả bơ, cần tây, hẹ tây, rau diếp. Những thực phẩm này chứa chất flavonoid, có tác dụng bảo vệ, chống lại sự tổn thương của tế bào. Hành, tỏi chứa allicin, một chất có tác dụng ngăn cản sự hình thành khối u. Ngoài ra, nấm còn chứa các chất giúp ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau.

TS Trần Thị Hoa, Sức Khỏe & Đời Sống

Nên đun nước sốt cà chua nhiều lần trước khi ăn


Các nhà khoa học Mỹ khẳng định việc đun nóng nhiều lần nước sốt và các món ăn có cà chua kèm theo một chút mỡ sẽ làm tăng lợi ích của loại quả màu đỏ này.

Kỹ thuật nói trên sẽ làm thay đổi cấu trúc của lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có trong cà chua, để nó có thể xâm nhập vào mạch máu dễ dàng hơn. Ngoài khả năng ngừa ung thư, lycopene còn có thể chống lại bệnh tim và tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng các lợi ích của cà chua tăng lên nếu chúng được chế biến thành bột nhuyễn hoặc nước sốt.

Một nhóm chuyên gia tại Đại học Ohio (Mỹ) vừa tìm ra một cách để làm tăng những tính chất có lợi của cà chua.

cà chua sống, lycopene có hình dạng thẳng hoặc tuyến tính khiến chúng gặp khó khăn trong việc "chui" qua thành ruột để xâm nhập vào máu.

Thế nhưng phần lớn phân tử lycopene trong máu lại có hình dạng cong. Vì thế, các nhà khoa học tin rằng kiểu cấu trúc đó giúp chúng xâm nhập vào máu dễ dàng hơn.

Theo tiến sĩ Steven Schwartz, trưởng nhóm nghiên cứu, con người có thể bẻ cong cấu trúc của lycopene. Nhiệt đóng vai trò quyết định đối với quá trình này, với sự hỗ trợ của một số loại chất béo để giúp lycopene đi qua thành ruột nhanh hơn.


Nhóm chuyên gia đổ dầu thực vật vào nước sốt rồi đun nóng ở nhiệt độ 127 độ C trong 40 phút. Sau khi đun, nồng độ lycopene "cong" trong nước sốt tăng gấp 9 lần so với khi chưa đun.

12 tình nguyện viên được yêu cầu ăn nước sốt. Sau mỗi bữa ăn, các nhà khoa học lấy mẫu máu của họ và phân tích. Kết quả cho thấy nồng độ lycopene trong máu tăng lên 55%.

Tiến sĩ Schwartz cho rằng mọi người đều có thể "sản xuất" lyconpene "cong" ngay trong bếp của họ.

"Nhiều người thích đun nước sốt cà chua thật lâu, thậm chí hâm nóng chúng từ ngày này sang ngày khác, bởi vì sau mỗi lần đun, mùi vị của chúng trở nên hấp dẫn hơn. Họ bổ sung chất béo bằng cách bỏ dầu thực vật vào nước sốt, qua đó làm tăng nồng độ lycopene có ích", ông nói.

Theo Daily Mail

10 tháng 7, 2008

Chùa bún riêu


Trong khi những quán cơm dọc quốc lộ Bắc-Nam tai tiếng với những vụ “cơm tù, xe cướp”, thì từ khoảng 10 năm nay Tu viện Phước Hải trên tuyến quốc lộ 51 Saigon-Vũng Tàu đã được nhiều người biết đến với cách phục vụ hành khách ăn dọc đường hoàn toàn khác. Đến nỗi, dù không chủ tâm “xây dựng thương hiệu”, tu viện đã nổi tiếng với cái tên “Chùa bún riêu”.

“Mời các chú các cô rửa mặt, rửa tay rồi vô dùng cơm với nhà chùa”, tiếng vị sư cô trẻ niềm nở đón khách ở lối đi vào. Bên hiên chùa là khu vườn cây kiểng có đặt sẵn những chiếc xô nhựa to chứa nước uống dành cho khách thập phương. Một ly nước chanh củ dền giải khát, món thức uống không thể bỏ qua giữa hè trở trời khô khốc.

Kế đó là khu nhà ăn có khoảng hai chục dãy bàn dài, cơm canh đã dọn sẵn chỉ chờ người dùng. Nếu ai thích ăn bún riêu thì tới quầy gần đó tự bưng lấy. Và cứ thế hết lượt khách này đến lượt khách khác tùy nghi dùng bữa và muốn ăn bao nhiêu cũng có. Điều khác lạ ở đây là không hề nghe tiếng “tính tiền đi” của mọi người sau khi dùng bữa xong. Một cách tự nhiên, mỗi đoàn khách đều ý thức cử ra một vị đại diện vận động mọi người góp tiền cúng dường lại cho chùa để chùa có thể tiếp tục làm việc thiện. Cá nhân nào muốn tự đóng góp bằng tiền bỏ vào thùng công đức cũng được, hoặc muốn ủng hộ nguồn kinh tế tự túc của chùa thì sang phòng phát hành mua văn hóa phẩm Phật giáo, thức ăn chay...

Tu viện Phước Hải, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, được khách thập phương gọi là “Chùa bún riêu” khoảng 10 năm nay. Đi từ Saigon ra hướng Vũng Tàu, qua khỏi Công ty Bột ngọt Vedan, rẽ phải vào khu công nghiệp Gò Dầu khoảng 100 mét, du khách sẽ gặp chùa. Khách đến chùa sang cũng như hèn đều được tiếp đãi như nhau. Có lẽ nhờ cửa chùa rộng mở nên lượng xe du lịch ra vào tấp nập giống như những quán cơm dọc theo tuyến quốc lộ Bắc-Nam. Tiếng lành đồn xa, mỗi ngày chùa đãi trung bình hết khoảng 300 ký bún, riêng hai ngày cuối tuần thì số lượng tăng lên gấp đôi. Đặc biệt vào các kỳ lễ lớn như Phật đản, Vu Lan… chùa đãi tới 2.000 ký bún.


“Ngoài thời gian tụng niệm, một hai năm đầu mấy thầy trò suốt ngày chỉ biết phục vụ cơm và bún riêu cho khách thập phương. Có khi 11-12 giờ đêm vẫn còn khách gõ cửa chùa. Càng về sau khách viếng chùa ngày một đông hơn, nhưng không vì thế mà các thầy trò xao lãng chuyện tu niệm”, sư cô Thích nữ Như Vân, phụ trách khâu ẩm thực Tu viện Phước Hải, cho biết. Từ năm 2000 trở lại đây, lịch đãi bún riêu của chùa được điều chỉnh lại, mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ 30 chiều. Ngoài món bún riêu chủ lực, ngày nào chùa cũng chuẩn bị sẵn 300 suất ăn trưa dành cho các công nhân nghèo làm việc tại khu công nghiệp Gò Dầu.


Từ Tu viện Phước Hải tiếp tục đi ra hướng Vũng Tàu khoảng chín ki lô mét tới thị trấn Phú Mỹ, nằm bên trái là khu Đại Tòng Lâm-một quần thể chùa, thiền viện, trường Phật học. Từ cổng chính Đại Tòng Lâm, rẽ phải đi theo con đường nhỏ dài khoảng một ki lô mét là tới Ni viện Thiện Hòa.

Do cùng quản lý Tu viện Phước Hải, nên từ món bún riêu đã được “bảo chứng” bởi khách hành hương suốt 10 năm qua, ni sư trụ trì Thích nữ Như Như nảy thêm ý tưởng chọn món bánh xèo để đãi khách khi đến Ni viện Thiện Hòa. Bột dùng để đúc bánh thì ngày nào chùa cũng xay sẵn. Rau thì trồng trong vườn. Còn những thứ khác như củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các mạnh thường quân cúng dường. Thương hiệu “Chùa bánh xèo” ba năm trở lại đây cũng khá hút khách. “Ngày thường chỉ dùng khoảng bảy khuôn đúc bánh, sử dụng cỡ ba ký bột. Còn ngày rằm thì số khuôn đúc và lượng bột xay tăng gấp đôi, gấp ba. Cao điểm nhất là dịp rằm tháng Bảy-lễ Vu Lan, chùa dùng tới 60 ký gạo để xay bột và cỡ 100 lít dầu đổ bánh”, một vị ni cho biết.


Vì sao khách thập phương, khách đi đường đổ về “Chùa bún riêu”, “Chùa bánh xèo” ngày càng nhiều? Vị trụ trì chỉ đúc kết bằng bốn chữ: từ bi, rộng mở. Từ bi ở đây chính là tấm lòng nghĩ đến người nghèo. Còn rộng mở là phục vụ mọi người. “Người thiếu ăn thì tìm đến chùa xin miếng cơm, miếng nước. Người có điều kiện sống khá hơn thì phát tâm đến chùa cúng dường và chùa đứng ra thể hiện tấm lòng ấy. Và một khi tâm từ bi được thể hiện một cách công tâm và minh bạch thì nhà chùa lại nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn”, ni sư trụ trì thổ lộ.

Từ một ngôi chùa tranh vách đất được hình thành cách đây 20 năm, đến nay trên khuôn viên ba mẫu đất của Tu viện Phước Hải đã có đủ các khu vực ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu nhà mát.

Đối với Ni viện Thiện Hòa, do đây là khu nội trú của 230 ni sinh trường Trung cấp và Cao đẳng Phật học tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nên không gian sống và khu vực ẩm thực được chăm chút rất tỉ mỉ. Ngoài việc chính là tu học, các ni sinh còn chia ca… đúc bánh xèo đãi khách, tham gia sản xuất nước tương để bán cho khách hành hương.

Tuy không đặt vấn đề kinh doanh nhưng nhờ chú ý đến các yếu tố như: vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian thoáng mát, tinh thần phục vụ niềm nở và trên hết là miễn phí tất cả dịch vụ nên hai ngôi chùa trên mặc nhiên đã tạo dựng được “thương hiệu” cho riêng mình trong tâm trí khách thập phương.

Trả lời câu hỏi kinh phí ở đâu mà chùa đãi như vậy? Ni sư Thích nữ Như Như, trụ trì chùa, cho biết: “Chùa bố thí vật thực cho bá tánh và cũng có những đại thí chủ phát tâm cúng dường lại cho chùa để công việc từ thiện này được duy trì mãi mãi. Mỗi người nếu biết mở rộng tấm lòng của mình thì sẽ được nhận lại tất cả”.

Tu viện Phước Hải
Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

9 tháng 7, 2008

Tấp tểnh người ăn tớ cũng ăn ...


Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doanh chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế? câu trả lời xem ra cũng khá thú vị.

Tấp tểnh người ăn tớ cũng ăn

Ngày còn sinh viên, Đ.H.Q một phóng viên trẻ ở Sài Gòn mê nhất là quán ăn chay nằm sâu trong chợ Thị Nghè, một cái bàn nhỏ, khuất, nằm bên cạnh ê hề những hàng thịt, cá…, biểu trưng của sự u buồn cho sự sinh diệt, quanh những tiếng trả giá, la hét, cãi nhau của người mua kẻ bán như biểu trưng cho sự phiền não không dứt của kiếp nhân sinh nhỏ hẹp. “Thật thú vị khi ngồi giữa ‘loạn lạc’ vậy mà thưởng thức các món ăn có thể là m mình trong sạch hơn. Người chủ quán cũng thật lạ, im lặng, nghiêm nghị, chỉ vì gấp quá mà không hề hé môi trao đổi điều gì. Nhưng quan trọng hơn hết là… rẻ. Chỉ với 3.000đồng anh đã có thể ăn no rồi, cơm với nước tương và vài miếng đậu phụ, còn hôm nào có cỡ 4.000đồng trong túi thì thịnh soạn hẳn. Giờ qua cái thời khổ cực nhưng lâu lâu tôi cũng hay ghé lại đấy, ăn thì ít mà ngồi nhớ là nhiều”, Q. cho biết như thế. Với các người lớn tuổi, ăn chay đi kèm với một khái niệm tâm linh thực thụ, hoặc thậm chí mang ý nghĩa về một sự “vay trả” với các bậc đắc đạo cho điều gì mình cầu xin. Người trẻ hôm nay thì khác, họ có hơn 1.001 lý do để ăn bữa cơm chay. P.Đào, một sinh viên hớn hở khoe: “Hôm rồi em được mấy anh dắt lên chùa Già Lam, ăn được bữa cơm chay ngon ới là ngon, mấy thầy trên đó vui tính và nói chuyện thú vị lắm. Em xin hôm nào lên ăn nữa vì muốn nghe mấy thầy giảng lại một số điều chưa hiểu và em rất thích không khí ngôi chùa trong bữa cơm đó. Yên tĩnh và ấm cúng, sinh viên xa nhà mà anh!”. Những lý do ngộ nghĩnh như vui, bạn bè rủ… là lý do chính của phong trào ăn chay trong người trẻ gần đây, nhưng cũng có những lý do không kém phần…tào lao. T.Thiều, một bạn đang trong giai đoạn thi đại học mếu máo kể: “Mẹ em bắt em ăn chay cả nửa tháng nay vì đã lỡ khấn ở chùa rằng làm như vậy em mới đậu đại học, ngán quá (đang tuổi ăn, tuổi lớn mà), có lúc em muốn bỏ quách không ăn nữa nhưng sợ…rớt đại học nên đành ăn tiếp”. Việc đậu hay không nhờ vào việc “sôi kinh nấu sử” chứ nào phải ở chỗ “xào đậu que nấu đậu hũ” bao giờ, xem ra cái việc “ép uổng” mình của chàng trai này khó được lòng Phật mà cũng ít được lòng thầy cô. Gặp D. ở quán ăn chay nhỏ trên đường Võ Thị Sáu, D. đang ăn đĩa cơm thứ hai to ụ, thấy tôi trố mắt ngạc nhiên D. bảo: “Hôm nay phải ăn chay nhưng hồi sáng quên, ăn lỡ ổ bánh mì thịt, giờ phải ăn double phần chay để át phần thịt hồi sáng, chắc cũng được anh hả”. Tôi đành ngậm ngùi trước triết lý ăn chay cực kỳ thực dụng kia thôi. Nhưng nói vậy chứ không hòan tòan vậy, nhiều bạn trong giới trẻ cũng thấy trong chay tịnh có những uyên áo mà lối sống đô thị không thấy

Ăn chay kia cũng có năm bảy đường

Các quán cơm chay ở thành phố hôm nay không hề rẻ và thiếu dinh dưỡng như người xưa vẫn hay tưởng. Các quán như trong chợ Thị Nghè chỉ là cá biệt, tại quán chay bình dân như Thuyền Viên, giá mỗi phần cơm tàm tạm cũng đã phải 15.000 đồng-một ngày công lao động của công nhân. Đó là chưa nói tới các Buffet chay như ở nhà hàng Vân Cảnh-Q.1, hơn 50.000 đồng cho một người, các món được cân đo đong đếm calori cho vừa với thể trạng từng người một. Vì thế những người bình dân khi muốn ăn chay đành phải ra chợ mua đồ tự chế biến, đó cũng là lý do tại sao các sách chế tạo món chay đang được bán rất chạy ở các nhà sách.

“Có khi bỗng dưng ngán hết mọi thứ, nghĩ tới bao tử mình là mồ chôn của bao con vật sống em ớn kinh khủng, thế là chọn cách ăn chay, một ít rau, nước tương…ăn trong vài ngày là thấy người và cả lòng mình nhẹ hẳn”, T.Trân-một viên chức trẻ cho biết thế. N.V.Lực, một thợ chụp ảnh vừa mới thành hôn xong cho biết “mình khó khăn lắm mới lấy được vợ, vì mình ăn chay trường, không phải giác ngộ gì đâu chẳng qua hồi nhỏ ở với má ăn chay quen (má Lực ăn chay trường) lớn lên nghe mùi thịt cá tanh là chịu không được, hồi trước độc thân thì dễ, một gói mì chay, ít tương hột cũng xong bữa, nay có bà xã về nên phải cầu kì hơn chút”. Những người trẻ ấy là một trong các bạn trẻ đang tìm về tự nhiên trong cách ẩm thực, ở đó sự yên tĩnh, thanh đạm trong ăn uống được đề cao. Họ đã biết tham khảo sách mà biết thành phần dinh dưỡng của từng loại thực phẩm nhằm cân bằng cho cơ thể mình. Có trường hợp như Tuấn-một sinh viên Mỹ Thuật, anh ăn chay trường để chữa bệnh và nuôi một cảm xúc tôn giáo trong sáng tạo. Những người trẻ ấy với hiểu biết và tâm hồn mình đã biến ăn chay không chỉ là thứ mốt adua mà là một triết lý ẩm thực, một cách sống khoan hòa và bao dung hơn với tự nhiên và với cả chính mình.

Để kết thúc bài viết, tôi xin kể về đề tài tranh luận của một nhóm bạn trẻ mà tôi gặp trong quán cơn chay Thuyền Viên: họ chia hai phe và đấu khẩu kịch liệt về cái chân gà làm bằng tàu hủ ki trên bàn ăn, một bảo là nếu đã chay thì nên chay cả trong ý nghĩ, thanh tịnh từ tâm. Một bảo là đời sống hiện đại thì nên phiên phiến đi, bỏ qua các triết lý ấy hướng về con người vì như thế vừa phục vụ được cả khẩu vị và hình thức. Tôi không nghe hết câu chuyện. Tôi vui mừng bỏ đi vì tôi biết các cuộc tranh cãi như thế còn dài, và vì vậy ăn chay không thể là “à la mode”, ăn chay là câu chuyện của tư tưởng kể cả với người trẻ.

www.thuvienhoasen.org